Khi về đến nhà, bạn sẽ muốn một căn nhà sạch đẹp hay một căn nhà bám đầy bụi bẩn? Chắc hẳn ai cũng sẽ chọn căn nhà sạch đẹp đúng không? Bán hàng trên sàn TMĐT Shopee cũng vậy, gian hàng chính là “căn nhà” của bạn. Gian hàng đẹp sẽ yếu tố để kéo khách hàng vào xem gian hàng của bạn. Chính vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách thiết kế gian hàng trên Shopee chuyên nghiệp cho những nhà bán hàng mới trên Shopee.
1. Top 4 thành phần quan trọng cần thiết kế trong gian hàng Shopee
Để thiết kế gian hàng chuyên nghiệp trên Shopee, bạn phải hiểu rõ nhất những phần trọng điểm trong gian hàng để khi người mua hàng nhìn vào, họ sẽ có cái nhìn thật khách quan về gian hàng của bạn. Có 4 thành phần chính tạo một một gian hàng hoàn chỉnh trên Shopee.
1.1. Hình ảnh và văn bản
Ảnh bìa shop
Ảnh bìa chính là “biển hiệu” của gian hàng online. Đừng dùng ảnh mờ, rối hoặc không đúng tỷ lệ vì điều này khiến shop của bạn thiếu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Kích thước khuyến nghị: 1200 x 600 px
Nội dung nên có: logo thương hiệu, slogan, chương trình khuyến mãi chính (nếu có)
Ảnh mô tả (banner sản phẩm, danh mục)
Đây là những hình ảnh giúp khách hàng điều hướng và hiểu rõ bạn đang bán gì.
Nên thiết kế ảnh riêng cho từng danh mục: giày, áo, mỹ phẩm,...
Màu sắc đồng bộ theo bộ nhận diện thương hiệu sẽ tạo cảm giác chuyên nghiệp, chỉn chu.
Để thiết kế bất kỳ loại ảnh nào trên Shopee, bạn cần nắm rõ kích thước chuẩn của từng loại ảnh để đảm bảo hiển thị đúng và thu hút khách hàng hơn.
Video
Nếu bạn muốn thiết kế gian hàng Shopee một cách hiện đại, đừng bỏ qua công cụ video. Đây là công cụ tạo ra sự trực quan, sinh động để khách hàng hình dung được các thông tin về doanh nghiệp của bạn. Những nội dung mà các chủ shop thường dùng để đăng video gồm video mở hộp sản phẩm, cách dùng, feedback thực thế
Thông số kỹ thuật Shopee yêu cầu:
Kích thước: tối đa 1280 x 1280 px
Thời lượng: 10 – 60 giây
Dung lượng: ≤30MB, định dạng MP4
Văn bản mô tả
Để nói lên giá trị, chất lượng và điểm khác biệt, hãy sử dụng văn bản mô tả
Bạn có thể chia sẻ về thương hiệu, điểm mạnh, chính sách đổi trả hoặc mã giảm giá hiện có.
Nội dung nên ngắn gọn, giàu thông tin, có call - to - action (Xem ngay sản phẩm hot nhất hôm nay
Đặc biệt, văn bản nên chứa từ khóa để tăng khả năng hiển thị khi khách tìm kiếm.
1.2. Danh mục nổi bật
Khi khách truy cập vào shop, nếu họ phải mất quá nhiều thời gian để tìm thứ họ cần, bạn gần như đã đánh mất cơ hội bán hàng. Danh mục nổi bật giúp bạn sắp xếp các nhóm sản phẩm một cách logic, dễ nhìn và tiện mua. Thay vào đó, bạn nên sắp xếp một danh mục như sau:
Danh mục 1: Sản phẩm mới về
Danh mục 2: Mua nhiều nhất
Danh mục 3: Combo tiết kiệm
Các thành phần quan trọng cần thiết kế trong gian hàng Shopee
1.3. Sản phẩm bán chạy
Tâm lý phổ biến của khách hàng khi mua là “người người mua - mình cũng nên thử”. Việc thiết kế gian hàng Shopee sao cho nổi bật được các sản phẩm bán chạy là một chiến lược khôn ngoan.
Nên sử dụng nhãn “Best Seller”, “Được mua nhiều” hoặc biểu tượng 🔥 để tạo hiệu ứng thị giác.
Ưu tiên hiển thị số lượt bán, đánh giá 5 sao hoặc feedback nổi bật.
Hãy đặt nhóm sản phẩm này gần đầu trang, đừng để khách phải kéo quá sâu mới thấy!
1.4. Mục khuyến mãi
Khách hàng khi mua sàn TMĐT thường có xu hướng mua những sản phẩm giảm giá. Vậy nên mục khuyến mãi luôn là điểm thu hút khách hàng hàng đầu trong gian hàng của bạn. Đừng nên làm hời hợt hoặc bỏ qua mục khuyến mãi trong gian hàng của bạn.
Thiết kế banner khuyến mãi cần có:
Tên chương trình
Thời gian áp dụng
Mức giảm giá hoặc quà tặng đi kèm
Mã giảm giá kèm điều kiện sử dụng
Lưu ý: Nếu bạn chưa biết cách trang trí shop trên Shopee, thì việc đầu tiên là hãy đầu tư ngay vào mục khuyến mãi này vì đó là nơi khách hàng dễ click nhất.
2. Hướng dẫn trang trí gian hàng giao diện Shopee
Khi mới bán hàng trên Shopee, không ít những người bán hàng mới dễ bị "ngợp" vì chưa biết cách thiết kế gian hàng trên Shopee như thế nào? Vì vậy, trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trang trí shop trên Shopee một cách trực quan, dễ hiểu và phù hợp cho người mới.
2.1. Truy cập khu vực Thiết kế Shop trong Shopee
Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào Kênh Người Bán Shopee (Shopee Seller Center).
Ở menu bên trái, chọn “Trang trí Shop” > Giao diện thiết kế sẽ hiện ra với các thành phần kéo - thả rất trực quan.
Truy cập khu vực Thiết kế Shop trong Shopee
2.2. Thêm ảnh bìa và banner chính
Chọn block “Ảnh bìa Shop” > nhấp vào biểu tượng chỉnh sửa > tải lên hình ảnh có kích thước tối ưu (1200 x 518 px).
Thêm ảnh bìa
Tiếp theo, chọn block Banner mô tả để thêm các hình ảnh đại diện cho từng chương trình Truy cập khu vực Thiết kế Shop trong Shopee khuyến mãi, bộ sưu tập hoặc nhóm sản phẩm.
Thêm banner chính
2.3. Thêm video giới thiệu hoặc feedback khách hàng
Trong mục Hình ảnh và Văn bản, chọn Block Video > tải lên video MP4 có kích thước tối đa 1280 x 1280 px, thời lượng từ 10 - 60 giây, dung lượng dưới 30MB.
Ưu tiên video dạng mở hộp, cách sử dụng sản phẩm hoặc lời cảm ơn từ khách hàng cũ.
Video nên có khung đầu tiên rõ nét vì đây là ảnh đại diện khi chưa bấm xem. Lời thoại hoặc chữ trên video nên súc tích, không quá nhiều text nhỏ.
Thêm video giới thiệu hoặc feedback khách hàng
2.4. Thiết lập văn bản giới thiệu Shop
Chọn block Đoạn văn > Nhập nội dung giới thiệu ngắn gọn về shop, sản phẩm chính, chính sách đổi trả hoặc lý do nên chọn shop của bạn.
Shopee hỗ trợ định dạng chữ (in đậm, in nghiêng) và liên kết đến danh mục.
Để nội dung mô tả trên shop của bạn được chỉnh chu, đầy đủ thông tin, bạn cần phải hiểu về SEO Shopee. SEO Shopee là công cụ giúp tăng traffic tự nhiên cho gian hàng của bạn.
2.5. Tạo danh mục nổi bật & gắn sản phẩm vào danh mục
Thêm block Danh mục nổi bật > Đặt tên danh mục
Gắn các sản phẩm liên quan vào từng danh mục để khách hàng dễ điều hướng.
Tạo danh mục nổi bật & gắn sản phẩm vào danh mục
Nếu một Shop phụ kiện công nghệ có 3 danh mục:
“Tai nghe bluetooth”
“Giá đỡ điện thoại”
“Cáp sạc nhanh”
Điều này giúp khách không bị loạn khi vào gian hàng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
2.6. Thêm sản phẩm bán chạy & khuyến mãi
Thêm block Sản phẩm bán chạy: Shopee sẽ tự động lấy sản phẩm có doanh thu cao nhất hoặc bạn có thể chọn thủ công.
Thêm block Khuyến mãi hiện có: gắn các mã giảm giá, combo quà tặng hoặc Flash Sale.
Thiết kế hình ảnh khuyến mãi cũng phải rõ ràng, đẹp mắt. Đừng chỉ viết "SALE" mà không nói rõ mức giảm hoặc điều kiện, điều đó khiến khách hàng bỏ qua.
2.7. Kiểm tra giao diện trước khi xuất bản
Sau khi hoàn thiện, hãy chuyển sang chế độ xem trước để kiểm tra khả năng hiển thị.
Nếu thấy các khối nội dung quá dài hoặc ảnh bị cắt mất chữ, cần điều chỉnh lại cho phù hợp.
Làm tương tự trên máy tính và điện thoại
Cuối cùng, chọn “Áp dụng” để chính thức cập nhật giao diện.
Nếu bạn vẫn chưa biết cách trang trí gian hàng trên Shopee sao cho ấn tượng và chuyên nghiệp, hãy tham khảo dịch vụ hỗ trợ trang trí gian hàng Shopee từ Ecomcare.
3. Mẹo thiết kế giúp shop nổi bật và chuyên nghiệp hơn
Một gian hàng Shopee chuyên nghiệp cần phải đẹp mắt, truyền tải được độ tin cậy, thúc đẩy hành vi mua hàng và tạo sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng. Vậy đâu là bí quyết trang trí Shop khiến cho shop trông nổi bật và chuyên nghiệp hơn?
3.1. Giữ giao diện sạch, tối giản, dễ đọc
Tránh:
Dùng quá nhiều màu sắc chói lọi, không đồng nhất.
Nhồi nhét banner, text khuyến mãi và video vào cùng một khối.
Nên làm:
Sử dụng tối đa 2 - 3 màu chủ đạo, gợi ý theo bảng màu thương hiệu.
Bố cục “trái - phải” hoặc “trên - dưới” rõ ràng để định hướng ánh nhìn.
3.2. Ưu tiên hình ảnh thực tế & tối ưu hóa ảnh sản phẩm
Độ phân giải khuyến nghị: tối thiểu 1000 x 1000 px, định dạng JPG hoặc PNG.
Ưu tiên ảnh rõ mặt hàng, chụp dưới ánh sáng tự nhiên, nền trơn để nổi bật sản phẩm.
Mỗi sản phẩm nên có ít nhất 3 ảnh: Ảnh tổng thể, Ảnh chi tiết, Ảnh thực tế
Mẹo thiết kế giúp shop nổi bật và chuyên nghiệp hơn
3.3. Thiết kế banner khuyến mãi đúng chuẩn CTA
Một lỗi phổ biến là làm banner khuyến mãi nhưng không kèm theo lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.
Mẹo thiết kế chuẩn CTA:
Sử dụng text ngắn, nổi bật: “Mua ngay”, “Lấy mã”, “Xem deal”...
Cỡ chữ từ 30 - 60 px tùy theo tỷ lệ ảnh, đảm bảo đọc được cả trên mobile.
Tạo khối nút (button) màu tương phản với nền ảnh.
3.4. Đồng bộ nhận diện thương hiệu (logo, tone màu, font chữ)
Ngay cả khi bạn là shop nhỏ, việc có nhận diện thương hiệu rõ ràng sẽ giúp bạn ghi điểm chuyên nghiệp với khách hàng.
Đặt logo trên ảnh bìa, ảnh khuyến mãi và cuối video.
Chọn 1 font chữ duy nhất cho toàn bộ nội dung thiết kế.
Áp dụng tone màu nhất quán trên banner, ảnh mô tả, video.
4. Những lỗi thường gặp khi thiết kế gian hàng Shopee
Khi thiết kế gian hàng trên Shopee, một điều quan trọng bạn cũng không thể bỏ lỡ là điều những sai lầm phổ biến mà rất nhiều người mới (và cả người bán lâu năm) vẫn đang mắc phải. Những lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, mà còn trực tiếp làm giảm tỷ lệ chuyển đổi và khả năng xuất hiện trên Shopee Search.
4.1. Thiết kế rối mắt, không có bố cục rõ ràng
Có nhiều shop mắc lỗi “tham thông tin”, đưa quá nhiều ảnh, banner, chữ và video lên giao diện mà không có bố cục hợp lý. Hậu quả là người mua dễ bị “quá tải thị giác”, dẫn đến thoát trang sớm.
Hãy luôn áp dụng nguyên tắc "ít nhưng chất”, ưu tiên 3 block chính đầu trang: ảnh bìa, danh mục nổi bật và sản phẩm bán chạy. Những khối khác như khuyến mãi, feedback, video nên đặt ở vị trí sau cùng, đảm bảo hành trình mua hàng diễn ra liền mạch.
4.2. Ảnh chất lượng thấp, thiếu đồng bộ
Ảnh bị mờ, kích thước không đồng đều, hoặc sử dụng ảnh có khung viền, watermark rối rắm.
Làm giảm độ tin tưởng của khách hàng.
Giao diện nhìn “rẻ tiền” dù sản phẩm bạn có thể tốt.
Ảnh nên đạt độ phân giải tối thiểu 1000 x 1000 px, nền trắng, sản phẩm chiếm 70 - 80% khung hình
Những lỗi thường gặp khi thiết kế gian hàng Shopee
4.3. Thiếu nội dung mô tả hoặc viết quá sơ sài
Nhiều chủ shop chỉ tập trung vào hình ảnh, quên mất việc viết mô tả văn bản trên trang chủ gian hàng. Điều này khiến cho gian hàng thiếu thông tin định hướng khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm tự nhiên. Chính vì vậy, bạn nên viết phần mô tả shop khoảng 300 - 400 ký tự, nhấn mạnh điểm mạnh thương hiệu, ưu đãi nổi bật và kêu gọi hành động như “Xem ngay”, “Thêm vào giỏ”, “Mua 2 tặng 1”…
4.4. Không gắn danh mục & phân loại sản phẩm rõ ràng
Nhiều shop có hàng trăm sản phẩm nhưng lại dồn hết vào một danh mục duy nhất hoặc không tạo danh mục nào cả. Chính vì vậy, khách hàng mất thời gian tìm kiếm, dễ bỏ qua sản phẩm tiềm năng. Ngoài ra điều này còn khiến cho trải nghiệm mua sắm thiếu mạch lạc, không chuyên nghiệp.
4.5. Thiếu cập nhật các chương trình khuyến mãi
Một lỗi phổ biến nữa mà các shop bán hàng thường gặp phải là banner khuyến mãi hết hạn nhưng vẫn để treo trên trang hoặc không có bất kỳ thông tin ưu đãi nào hiển thị. Điều này dẫn đến việc khách vào thấy chương trình "cũ kỹ", dễ đánh giá shop không chuyên nghiệp, làm ảnh hưởng đến khả năng mua sắm của khách hàng.
Vì vậy, các shop phải lên kế hoạch thiết kế bộ banner theo mùa, có ngày hết hạn cụ thể. Cập nhật ảnh khuyến mãi theo từng đợt sale trên Shopee (1/1, 15/1, 2/2,...)
Ngoài các lỗi phổ biến ở trên, bạn có thể tham khảo thêm các lỗi thường gặp trong việc thiết kế gian hàng trên Shopee tại Cách setup gian hàng Shopee chuẩn chỉnh cho người mới bắt đầu.
5. Một số mẫu thiết kế gian hàng Shopee tham khảo
Nếu bạn là người mới tham gia bán hàng nhưng chưa có kinh nghiệm thiết kế sản phẩm thì việc học hỏi của các nhà bán hàng trên Shopee là điều rất nên làm. Trên sàn thương mại điện tử Shopee có không ít gian hàng được thiết kế ấn tượng, chuyên nghiệp mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo để lấy ý tưởng trang trí cho shop của mình.
5.1. Unilever
Thiết kế đồng bộ và nhận diện thương hiệu mạnh mẽ: Gian hàng sử dụng màu sắc và hình ảnh đặc trưng của các thương hiệu con như Dove, Sunsilk, OMO, P/S, tạo nên sự nhất quán và dễ nhận biết. Logo và slogan được đặt ở vị trí nổi bật, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu.
Làm nổi bật các khuyến mãi hấp dẫn: Hiển thị các mã voucher ngay trên đầu gian hàng, khách hàng dễ nhìn thấy. Banner cũng hiển thị thông tin khuyến mãi rõ ràng, khách hàng dễ dàng nắm được thông tin
Unilever
5.2. Cocoon
Đầu tư vào hình ảnh và thiết kế: Sử dụng hình ảnh chất lượng cao, màu sắc hài hòa và bố cục rõ ràng để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Danh mục sản phẩm dễ nhìn: Chia danh mục sản phẩm theo từng nhóm cụ thể giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và tăng khả năng mua hàng.
Cung cấp thông tin sản phẩm nhanh chóng: Cocoon đã cung cấp các thông tin hữu ích về sản phẩm trên banner để giúp khách hàng nắm được những điểm mạnh của sản phẩm.
Cocoon
5.3. MaxClean
Hình ảnh sản phẩm chất lượng cao: Ảnh sản phẩm được chụp rõ nét, hiển thị đầy đủ các thông tin về giá cả. Màu sắc của hình ảnh đồng bộ với tông màu thương hiệu, tạo cảm giác hài hòa
Hiển thị các danh mục trên cùng gian hàng, trên banner. Hiển thị trên Banner sáng tạo, điều hướng tốt
Thông tin khuyến mãi được hiển thị rõ ràng, rõ nét.
MaxClean
Bên cạnh việc thiết kế gian hàng, nếu bạn còn gặp khó khăn trong việc vận hàng gian hàng Shopee. Hãy đến với dịch vụ Ecomcare của Nhanh.vn để được hỗ trợ:
Setup gian hàng chuẩn Shopee
Thiết kế banner cho các chương trình, ngày hội khuyến mãi
Tư vấn chiến lược sản phẩm
Lên kế hoạch push sale cho các ngày hội lớn
6. Câu hỏi thường gặp về thiết kế gian hàng Shopee (FAQ)
Khi bắt đầu thiết kế gian hàng Shopee, người mới thường băn khoăn rất nhiều về cách thiết kế đến thẩm mỹ và hiệu quả bán hàng của gian hàng. Vì vậy, tôi đã tổng hợp tất cả các câu hỏi thường gặp cùng với những giải đáp giúp quá trình thiết kế gian hàng của bạn hiệu quả hơn.
6.1. Tôi không biết thiết kế, có thể dùng công cụ nào đơn giản để tạo ảnh và banner cho Shopee?
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thiết kế ảnh, bạn nên sử dụng Canva pro để thiết kế ảnh. Trên Canva có sẵn nhiều mẫu banner, ảnh bìa theo kích thước chuẩn Shopee. Chỉ cần thay đổi nội dung, hình ảnh là bạn đã có một tấm ảnh đủ chuyên nghiệp, thích hợp để đăng tải lên trên gian hàng của bạn. Khi thiết kế, bạn có thể tham khảo các bức ảnh trên gian hàng Shopee cùng ngành hàng với bạn để hiểu được cách thiết kế.
6.2. Bao lâu thì nên cập nhật lại giao diện hoặc banner trên Shopee?
Tốt nhất, bạn nên cập nhật ảnh theo các dịp sale của Shopee như 3.3, 15.9, 11.11, 12.12 để giúp khách hàng nắm bắt kịp thời các chương trình khuyến mãi của bạn, đồng thời tạo cảm giác chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
Câu hỏi thường gặp về thiết kế gian hàng Shopee (FAQ)
6.3. Gian hàng Shopee thiết kế đẹp có giúp tăng đơn thật không?
Có. Một thiết kế đẹp, chuyên nghiệp, dễ điều hướng sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
6.4. Làm thế nào để thiết kế gian hàng Shopee đẹp nhưng vẫn hiển thị tốt trên điện thoại?
Có rất nhiều khách hàng trên Shopee mua hàng qua điện thoại nên bạn cần luôn kiểm tra thiết kế trên giao diện mobile:
Dùng chữ lớn, dễ đọc (tránh text nhỏ li ti).
Bố cục dọc đơn giản, tránh nhồi quá nhiều nội dung.
Ảnh không nên bị cắt mất nội dung quan trọng khi hiển thị trên màn hình nhỏ
Để tránh tình trạng ảnh của bạn bị như vậy, bạn cần phải chọn chế độ “Xem trước” trên giao diện “Trang trí Shop”.
6.5. Có cần thuê designer chuyên nghiệp để thiết kế gian hàng Shopee không?
Không bắt buộc. Nếu bạn mới bắt đầu và có ngân sách hạn chế, hoàn toàn có thể tự làm bằng các công cụ đơn giản. Tuy nhiên, nếu shop của bạn có nhiều sản phẩm, bán trong ngành cạnh tranh cao, việc thuê designer chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo lợi thế lớn về hình ảnh thương hiệu và tối ưu chuyển đổi.
Thiết kế gian hàng trên Shopee cần nhiều sự tỉ mỉ, chỉnh chu. Nhưng trên hết là phải hiểu rõ hành vi của khách hàng để thiết kế các thành phần trong gian hàng đánh trúng tâm lý của khách hàng. Như vậy gian hàng mới có thể dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm của bạn.