TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Mục đích, quy trình và kinh nghiệm kiểm toán hàng tồn kho

2023-04-26

Kiểm toàn hàng tồn kho được xem là một trong những công việc cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bài viết hôm nay, Nhanh.vn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mục đích, quy trình và kinh nghiệm kiểm toán hàng tồn kho. Cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Mục đích, quy trình và kinh nghiệm kiểm toán hàng tồn kho

1. Tổng hợp thủ tục kiểm toán hàng tồn kho

Trước khi tiến hành các thủ tục kiểm toán hàng tồn kho thì kế toán viên sẽ lập một bảng số liệu để so sánh và đánh giá của năm nay với năm trước trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các thủ tục kiểm toán cũng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể trình bày được báo cáo tài chính sao cho hợp lý nhất.

Tổng hợp thủ tục kiểm toán hàng tồn kho

Tổng hợp thủ tục kiểm toán hàng tồn kho

Dưới đây là tổng hợp thủ tục kiểm toán hàng tồn kho dưới đây như sau:

  • Kiểm kê và đếm số lượng hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán
  • Sau khi có kết quả thì tiến hành so sánh và đối chiếu với số liệu chi tiết hàng tồn kh trên thực tế báo cáo
  • Kiểm tra tới các nghiệp vụ mua hàng trong kỳ kế toán
  • Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ kế toán
  • Kiểm tra và xác định giá trị của sản phẩm còn tồn cuối kỳ kế toán
  • Kiểm tra giá xuất kho đối với nguyên vật liệu và dụng cụ hàng hóa
  • Tính giá thành theo số liệu đã báo cáo
  • Lập phương án dự phòng để giảm giá hàng tồn kho
  • Kiểm tra các hóa đơn trong giao dịch mua hàng, tính đúng kỳ, hàng tồn kho với những bên có liên quan

2. Mục đích của kiểm toán hàng tồn kho 

Kiểm toán hàng tồn kho là rất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Căn cứ dựa theo những thông tin đã được thu thập thông qua cuộc khảo sát thực tế việc khách hàng cùng cam kết chung về trách nhiệm với các nhà quản lý thì kiểm toán viên sẽ có thể xem xét và đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các chu trình. Chính vì vậy, mục tiêu ở đây hướng tới đánh giá sự hợp lý chung về khả năng sai sót cụ thể của các số tiền đó.

Mục đích của kiểm toán hàng tồn kho

Mục đích của kiểm toán hàng tồn kho

Và mục đích của việc kiểm toán hàng tồn kho hướng tới như sau: 

  • Tất cả các hàng hóa tồn kho đều sẽ được biểu thị hợp lý trên thẻ kho và bảng cân đối kế toán
  • Tất cả các số dư về hàng tồn kho ghi trên bảng cân đối của hàng tồn kho và bảng liệt kê hàng tồn kho là hợp lý.
  • Việc thực hiện kiểm toán hàng tồn kho sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm rõ được các mục hàng tồn. Điều này sẽ được thể hiện một cách chính xác và đầy đủ trong chu trình kiểm toán để các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự cân đối được lượng hàng tồn kho của mình. 
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ chủ động để lên kế hoạch và phương án mới nhập hàng sao cho có lợi nhất, phù hợp với tài chính của mình.

Xem ngay:  Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh POS với tinh năng kiểm soát kho hàng tốt nhất

Sử dụng app Nhanh.vn hoàn toàn miễn phí:

 ggplay appstore    

3. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho

Quy trình kiểm toán hàng tồn kho

Quy trình kiểm toán hàng tồn kho

3.1 Chuẩn bị kiểm toán hàng tồn kho

Giai đoạn đầu của kế hoạch kiểm toán:

  • Tiếp cận khách hàng: việc này sẽ bao gồm cả khách hàng cũ và mới nhằm mục đích thu thập thông tin, tìm hiểu được lý do vì sao khách hàng kiểm toán qua các báo cáo tài chính, qua truyền thông, qua mạng xã hội,…
  • Phân công phụ trách 1 khách hàng nào đó cho kiểm toán viên cụ thể và rõ ràng.
  • Đưa các điều khoản trong hợp đồng sơ bộ và đi đến thống nhất để có thể ký hợp đồng kiểm toán.

3.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Ở giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ đi thu thập một cách đầy đủ thông tin của khách hàng để làm sao có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nội bộ của doanh nghiệp đối tác. Sau đó sẽ tiến hành lên kế hoạch kiểm toán bao gồm các quy trình dưới đây như sau:

  • Hệ thống bộ máy kế toán của khách hàng
  • Lĩnh vực và hoạt động kinh doanh
  • Các quyền về sở hữu và nghĩa vụ pháp lý
  • Tìm hiểu về chính sách kế toán, chu trình giá thành - chu trình mua hàng và giá vốn
  • Phân tích các số liệu thống kê lượng hàng tồn kho ở thời điểm này so với số liệu ở các kỳ trước
  • Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như rủi ro gian lận
  • Lập kế hoạch thực hiện kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán

3.3 Tiến hành công việc kiểm toán

3.3.1 Thủ tục và thử nghiệm kiểm soát

Đầu tiên kiểm toán viên sẽ tiến hành thử nghiệm việc kiểm toán hàng tồn kho thực tế cho doanh nghiệp. Nếu lượng hàng tồn kho kiểm kê mà có giá trị nhỏ hơn rủi ro có thể chấp nhận được thì sẽ tiếp tục thực hiện các quy trình tiếp theo. Kiểm toán viên hoàn toàn có thể thực hiện theo nghiệp vụ để làm sao đánh giá được sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ:

  • Nghiệp vụ mua hàng: Kiểm tra liên quan tới các chứng từ về việc mua hàng như phiếu yêu cầu mua, hóa đơn đầu vào, bảng báo giá, đơn mua.
  • Nghiệp vụ lưu kho: Kiểm tra các phiếu nhập hàng hóa ở trong kho, biên bản nghiệm thu chất lượng hàng hóa và báo cáo giao hàng ký nhận.
  • Nghiệp vụ xuất kho hàng hóa: các giấy tờ, sổ sách liên quan đến xuất kho, đơn đặt hàng của người mua và sổ đối chiếu xuất kho.

Từ đó kiểm toán viên sẽ có thể đánh giá lại rủi ro kiểm soát và từ đó điều chỉnh kiểm toán phù hợp.

3.3.2 Thực hiện thử nghiệm căn bản với hàng tồn kho

  • So sánh các số liệu hàng tồn kho còn dư của năm nay với số liệu năm trước đó
  • Số ngày lưu kho
  • So sánh về vòng quay hàng tồn kho
  • Giá thành và tỷ lệ chi phí thực tế các năm trước so với năm nay
  • Sự biến động về giá trị mua hàng so với năm trước
  • Chi phí về nhập nguyên vật liệu, công nhân lao động và sản xuất

3.4 Giai đoạn hậu kiểm toán hàng tồn kho

Sau khi kiểm toán hàng tồn kho đã được thử nghiệm một cách cơ bản, kiểm toán viên sẽ tiến hành làm báo cáo để có thể gửi về cho công ty. Điều này nhằm mục đích đưa có thể được phương án giải quyết để làm sao đảm bảo về con số tài chính là chính xác nhất với tình hình tồn kho của doanh nghiệp. Qua đó, cấp lãnh đạo sẽ dựa vào đây để lên phương án, kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính của công ty.

Việc kiểm toán hàng tồn kho diễn ra khá phức tạp. Do đó mà ít nhiều nó cũng gây ra những khó khăn cho kiểm toán viên. Thế nhưng, với doanh nghiệp việc kiểm toán hàng tồn kho là cực kì quan trọng. Điều này giúp  doanh nghiệp nắm bắt được cụ thể tình trạng kinh doanh cũng như tài chính của mình. Đồng thời, kiểm toán viên cũng sẽ nâng cao được nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng trong quá trình thực hiện kiểm toán hàng tồn kho.

4. Kinh nghiệm kiểm toán hàng tồn kho

Kinh nghiệm kiểm toán hàng tồn kho

Kinh nghiệm kiểm toán hàng tồn kho

Một số tài liệu cần chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm toán phần hành hàng tồn kho:

  • Sổ chi tiết về tài khoản hàng tồn kho
  • Biên bản về kiểm kê hàng tồn kho
  • Chứng từ kho
  • Chứng từ chuyển kho
  • Phương pháp để tính giá hàng tồn kho
  • Các chứng từ khác có liên quan

Những sai sót khi kiểm toán hàng tồn kho thường hay gặp

Sai sót về độ sai lệch dẫn tới làm sai số liệu

  • Xác định và ghi nhận sai giá gốc của hàng tồn kho.
  • Chênh lệch do việc kiểm kê thực tế với thẻ kho hoặc sổ kế toán. Chênh lệch về sổ chi tiết và sổ cái với bảng cân đối kế toán.
  • Giá trị của hàng tồn kho được nhập kho khác so với giá trị trên ghi trên hóa đơn và các chi phí phát sinh.
  • Số liệu xuất kho không khớp so với số liệu thực tế xuất kho.

Sai sót về các loại giấy tờ, hóa đơn và chứng từ

  • Kiểm toán viên ghi nhận về hàng tồn kho không đầy đủ các chứng từ và hoá đơn hợp lệ. Hay có thể không ghi phiếu nhập kho và không có biên bản về giao nhận hàng hoá. Hoặc cũng có thể không có biên bản về đánh giá chất lượng của hàng tồn kho.
  • Kiểm toán viên ghi nhận nhập kho hàng hoá, không có hoá đơn hợp lệ cũng như mua hàng hoá với số lượng lớn. Thế nhưng lại không có hợp đồng hay hoá đơn mua hàng theo đúng với quy định. Thu mua hàng nông sản mà chỉ lập bảng kê.
  • Do phiếu xuất nhập hàng tồn kho chưa đúng với quy định chẳng hạn như: không đánh số thứ tự, viết trùng số, các chỉ tiêu không nhất quán với nhau hoặc thiếu chữ ký,…
  • Đơn giá hoặc số lượng hàng tồn kho bị âm nguyên nhân có thể là do luân chuyển chứng từ chậm hoặc viết phiếu xuất hàng tồn kho trước khi lập phiếu nhập hàng tồn kho.
  • Biên bản về hủy hàng tồn kho kém chất lượng, không ghi rõ các phương pháp kỹ thuật sử dụng để thực hiện nhằm mục đích tiêu hủy.
  • Kiểm toàn viên trích lập phương án dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn đọc về mục đích, quy trình và kinh nghiệm kiểm toán hàng tồn kho. Mong rằng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào cần tìm lời giải đáp, đừng ngần ngại để lại ở phần bình luận bên dưới. Chuyên viên của nhanh.vn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn nhanh nhất. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Xem ngay:  5 phương pháp kiểm kê hàng tồn kho hiệu quả nhất năm 2024

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm