TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Muốn khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch cần lưu ý những gì?

2022-12-09

Thực phẩm sạch chắc chắn sẽ là xu thế kinh doanh tại Việt Nam trong những năm gần đây, bởi các thông tin về thực phẩm không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm liên tục được cập nhật trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. Khi nhận thức của người dân tăng lên, nhu cầu về thực phẩm sạch sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. Đó sẽ là cơ hội cho những người có ý định kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ cửa hàng thực phẩm sạch nào ra đời cũng được duy trì thành công. Vậy muốn khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch cần lưu ý những gì? Bài viết sau, Nhanh.vn sẽ chia sẻ những lưu ý cũng như các bước chi tiết trong kinh doanh thực phẩm sạch.

kinh doanh thực phẩm sạch

Nội dung chính [hide]

1. Có nên kinh doanh thực phẩm sạch không?

Nhu cầu về thực phẩm sạch hiện nay ngày càng tăng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn. Những gia đình có thu nhập khá lại càng quan tâm đến vấn đề này. Chính bởi nhu cầu này mà nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch mọc lên. Đây là một ngành rất đáng được quan tâm, lựa chọn để kinh doanh, đầu tư công sức và tiền bạc.

Ngoài ra, việc mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch còn nhận được những cơ hội sau:

- Thị trường rộng mở cho các nhà đầu tư

Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm khiến rất người tiêu dùng trong nước lo ngại. đây cũng chính là lý do vì sao họ càng trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Đặc biệt là nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp sản xuất thông qua các loại bao bì, nhãn mác đầy đủ. Các bà nội trợ hiện nay sẽ không ngại bỏ ra khoản tiền lớn hơn dành cho ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Đây là yếu tố không thể bỏ qua đối với nền nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam là một đất nước với diện tích đất canh tác lớn, có khí hậu phù hợp cho trồng trọt. Vì vậy, các startup theo mô hình trang trại dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm sạch.

Bên cạnh những cơ hội, việc mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cũng có những thách thức như người tiêu dùng không còn đặt nhiều niềm tin vào thị trường thực phẩm hiện nay và cạnh tranh về giá cả.

Kinh doanh thực phẩm sạch

Kinh doanh thực phẩm sạch

2. Các bước chuẩn bị để kinh doanh thực phẩm sạch

Để thành công, phải có chiến lược kinh doanh bài bản, dưới đây là các bước chi tiết để chuẩn bị kinh doanh và mở cửa hàng thực phẩm sạch.

Các bước kinh doanh thực phẩm sạch

Các bước kinh doanh thực phẩm sạch

2.1. Khảo sát và tìm thị trường ngách phù hợp

Bước đầu tiên bạn cần phải làm khi kinh doanh thực phẩm sạch đó chính là khảo sát thị trường khu vực bạn dự định thuê cửa hàng xem thị trường ở đó có tiềm năng không, trong đó bao gồm thói quen mua thực phẩm của người dân, thu nhập và mức sống của người dân xung quanh, khu vực đó có cửa hàng thực phẩm sạch nào chưa, họ đang hoạt động như thế nào. Ngoài ra, các cư dân xung quanh khu vực có nhu cầu với các thực phẩm gì hay loại rau nào là chủ yếu đồng thời mức chi tiêu cho thực phẩm hàng ngày là bao nhiêu.

Nếu được, bạn nên làm dạng phiếu khảo sát để nắm được nhu cầu thực phẩm sạch ở khu vực đó. Việc khảo sát thị trường tương đối quan trọng bởi nó giúp bạn có thể lựa chọn được nguồn hàng chất lượng và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp, nơi người dân có thể chi trả cho nhu cầu mua thực phẩm sạch và có thói quen sử dụng thực phẩm sạch thường xuyên.

Xem thêm: TOP 10 phần mềm quản lý bán hàng thực phẩm chuyên nghiệp tốt nhất

2.2. Phân bổ nguồn vốn kinh doanh thực phẩm sạch

Khi kinh doanh thực phẩm sạch để bắt đầu, bạn có thể lựa chọn số vốn kinh doanh khác nhau tùy theo định hướng và quy mô cửa hàng, có thể từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Chính vì vậy bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đó chính là phân bổ nguồn vốn kinh doanh hợp lý. Ví dụ với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 150 triệu đồng thì bạn cần phân bổ nguồn vốn cho các chi phí chi tiêu cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Trong đó chi phí nhập hàng chiếm phần lớn khoảng 40 triệu đồng, chi phí trang trí cửa hàng khoảng 10 đến 15 triệu đồng, chi phí điện nước và thuê nhân viên tháng đầu khoảng 20 triệu, chi phí mua sắm trang thiết bị khoảng 35 triệu đồng, chi phí thuê cửa hàng khoảng 12 triệu đồng/tháng.

Trong thực tế, nhiều cửa hàng được mở ra với số vốn khoảng 100 triệu đồng nhưng nhờ phương pháp vận hành tốt mà doanh thu ngày một tăng, bên cạnh đó cũng có cửa hàng được đầu tư tới cả tỷ đồng tiền vốn nhưng sau vài tháng thì đóng cửa. Việc trụ vững trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng là quyết tâm, làm việc có tâm và sự đam mê của mình.

2.3. Định hướng phát triển

Nhiều người mở cửa hàng thực phẩm sạch thất bại thì 90% là do định hướng sai lầm, họ đánh sai tập khách hàng, sai nhóm đối tượng. Vậy định hướng ra sao là đúng, bạn cần trả lời 3 câu hỏi: Ai hay nhóm người nào có nhu cầu thực phẩm sạch? Khu vực bạn dự tính mở cửa hàng có bao nhiêu đối tượng như thế? Đã có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh ở khu vực đó rồi? Với 3 câu hỏi nhưng có cả trăm câu trả lời, bạn cần tìm ra phương án tối ưu nhất, cái này tùy thuộc vào nhạy bén kinh doanh của mỗi người.

TÌm hiểu thêm: Bí quyết kinh doanh hải sản khô thành công

2.4. Tìm nguồn hàng sạch chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh thực phẩm sạch của bạn thành công là phải tìm được nguồn hàng ổn định, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cụ thể và đảm bảo được an toàn cho người sử dụng. Đây là bước không thể thiếu được trong việc lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đối với các cửa hàng hiện nay. Thực phẩm phải đảm bảo được sự phong phú, đa dạng đồng thời tươi ngon khi đến tay khách hàng đi cùng với đó là cam kết về chất lượng và sự an toàn, không có dư lượng thuốc trừ sâu hay hóa chất.

Tìm nguồn hàng thực phẩm sạch chất lượng

Tìm nguồn hàng thực phẩm sạch chất lượng

Ví dụ: Ở Hà Nội, chủ cửa hàng có thể tìm nguồn cung các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng tại các cơ sở hay bà con nông dân ở Hòa Bình, Sóc Sơn, Vĩnh Phúc, Táo Ninh Thuận, Nho Ba Mọi, hải sản lấy từ ngư dân đánh bắt ở các ngư trường nổi tiếng, cà chua, cà rốt nhập từ Đà Lạt, tỏi Lý Sơn, mắm tép đặc sản miền Trung,… Đây đều là các khu vực nuôi trồng rau củ quả hay cung cấp thực phẩm được đánh giá cao về chất lượng

Việc ưu tiên những nơi gần với cửa hàng giúp thực phẩm luôn tươi ngon cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển và thời gian. Trước khi nhập hàng, chủ cơ sở cần tìm hiểu cách bảo quản từng loại thực phẩm, hiểu rõ về quy trình sản xuất, năng lực nhà cung cấp và ký hợp đồng cam kết hợp tác chặt chẽ giữa hai bên để gắn trách nhiệm của nhà sản xuất với sản phẩm của họ.

Cửa hàng thực phẩm sạch nên tập trung vào những dòng sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ, sản phẩm tự nhiên, đặc sản vùng miền hoặc theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Nên mua nông sản tại những địa chỉ đã được Cục quản lý chất lượng cấp phép.

Đọc thêm: Bí quyết kinh doanh gạo thành công bạn sẽ cần

2.5. Lựa chọn và thiết kế địa điểm kinh doanh, mua sắm thiết bị

Việc chọn địa điểm kinh doanh thực phẩm sạch thực sự quan trọng với sự thành bại của một cửa hàng thực phẩm sạch. Cửa hàng thực phẩm sạch nên nằm ở khu vực tập trung dân cư có thu nhập tốt; gần trường học, chợ hoặc nơi đông nhân viên văn phòng. Với những khu đô thị xa chợ và siêu thị, bạn nên mở cửa hàng ở tầng một của khu chung cư để thuận tiện cho người dân. Ngoài ra, bạn cũng đừng lo ngại khi đặt cửa hàng nằm ngay cạnh một đối thủ đã có tiếng bởi nhiều mô hình thực phẩm sạch đồng thời mở ra sẽ giúp người dân có ý thức hơn trong việc chọn cho gia đình mình những sản phẩm thực sự an toàn. Diện tích cửa hàng ban đầu nên rộng khoảng 35-50m2. Mặt tiền cần ít nhất 4 mét để người mua hàng thuận tiện trong việc đỗ xe. Vỉa hè trước mặt nên có bóng râm để tránh ánh nắng rọi trực tiếp vào cửa hàng, dễ làm hỏng thực phẩm bày bán bên trong. Hiện nay, mức phí thuê mặt bằng dao động 6-12 triệu đồng một tháng đối với khu vực ngoại thành và 15-35 triệu đồng một tháng với khu trung tâm. Việc lựa chọn địa điểm hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi người. Với những người mới khởi nghiệp, mức an toàn để thuê một địa điểm kinh doanh là 10-15 triệu đồng.

Lựa chọn và thiết kế địa điểm kinh doanh

Lựa chọn và thiết kế địa điểm kinh doanh

Tiếp theo sau khi thuê được cửa hàng, bạn cần trang trí cửa hàng cho thật thu hút khách hàng và phù hợp để trưng bày các sản phẩm thực phẩm sạch. Gam màu thích hợp đối với cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đó là các gam màu sáng như màu trắng hoặc màu xanh tạo cảm giác thân thiện. Nếu có giấy chứng nhận của Bộ Y tế về thực phẩm sạch, an toàn nên treo ở các khu vực giúp khách hàng thuận tiện quan sát khi bước vào cửa hàng của bạn. Ngoài ra, một điều quan trọng trong kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đó là bạn phải mua sắm các trang thiết bị cho cửa hàng kinh doanh trong đó có tủ đông, tủ mát, máy tính, rổ nhựa loại vuông, kệ sắt siêu thị. Đồng thời, còn một số vật dụng cần thiết phải mua sắm khác như máy tính, quầy thu ngân, máy POS, camera, điện thoại bàn, các loại túi bọc thực phẩm,…

2.6. Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý

Đăng ký kinh doanh là bước đơn giản nhất có thể giúp tạo dựng uy tín cho cửa hàng bán rau sạch, thể hiện thái độ nghiêm túc của người làm kinh doanh, qua đó mang đến doanh thu tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.

Để đăng ký kinh doanh thì chúng ta sẽ trải qua những thủ tục, cung cấp giấy tờ theo yêu cầu của chính quyền. Có hai hình thức đăng ký kinh doanh để chúng ta tham khảo như sau: Kinh doanh hộ gia đình và Đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thực tế, nhiều người bán thực phẩm sạch theo kiểu tự phát đều không đăng ký kinh doanh, tuy nhiên hình thức này chỉ mang tính tạm thời dành cho cá nhân, không phù hợp để phát triển lâu dài và sẽ bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động nếu phát hiện. Ngoài ra, Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm có quy định cửa hàng kinh doanh rau sạch phải xuất trình các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan chức năng nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.

2.7. Thuê và đào tạo nhân viên

Con người luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của công việc kinh doanh thực phẩm sạch. Không ít các cửa hàng mất điểm trước khách hàng vì việc nhân viên không am hiểu về hàng hóa để tư vấn cho khách hay cả thái độ phục vụ. Do đó, tìm kiếm nhân viên có am hiểu về lĩnh vực thực phẩm sạch và đào tạo về cách tư vấn, ứng xử là điều không thể thiếu.

Vào những ngày đầu, chủ cửa hàng nên là người trực tiếp làm việc tại đây và chỉ cần tuyển thêm 2-3 nhân sự chính gồm thu ngân kiêm kế toán, bán hàng kiêm sơ chế thực phẩm, người vận chuyển kiêm lấy hàng. Ban đầu với lượng khách chưa nhiều nên cửa hàng cần tận dụng thời gian để đào tạo nhân viên, giúp họ trở nên linh hoạt. Sau khoảng vài tháng, khi đã hiểu về các công việc, chủ cửa hàng có thể đào tạo lại cho người khác làm thay mình, tiếp nhận vị trí quản lý chung.

2.8. Lên kế hoạch Marketing

Bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch chính là Marketing cho cửa hàng. Bạn có thể áp dụng các phương thức khác nhau như tạo Website bán hàng, SEO và chạy quảng cáo Google, xây dựng Fanpage Facebook hay bán hàng trên các Group Facebook. Website giúp giới thiệu về cửa hàng, đăng thông tin sản phẩm và bán hàng online. Đây là cách đơn giản và thuận tiện để tiếp cận khách hàng. 

Ngoài ra bạn còn có thể tạo Fanpage Facebook để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả vì lượng người dùng trên Facebook rất lớn. Rất nhiều bà nội trợ, nhân viên văn phòng công sở bận rộn thường mua hàng online qua Facebook hoặc website bán hàng. Bên cạnh đó bạn có thể chạy thêm quảng cáo hoặc rao vặt bán hàng, giới thiệu cửa hàng trong các group.

2.9. Vận hành cửa hàng thực phẩm sạch

Bạn cần xây dựng được thương hiệu và phát triển thương hiệu đó để đông đảo khách hàng biết đến. Việc đặt tên cho cửa hàng và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực phẩm sạch của bạn vô cùng quan trọng. Các các tên đơn giản hay độc đáo là các tên cửa hàng thực phẩm sạch ấn tượng và ghi được dấu ấn đối với khách hàng. Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua khâu chăm sóc khách hàng bằng việc tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, giao hàng nhanh, đúng số lượng và chất lượng. Ngoài ra, nhiều cửa hàng thực phẩm sạch thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại hoặc đưa các khách hàng thân thiết đi tham quan vườn rau sạch, nơi cửa hàng thường nhập hàng. Việc này không chỉ tăng thêm sự gắn bó và giúp khách hàng tin yêu cửa hàng của bạn hơn.

Vận hàng cửa hàng thực phẩm sạch

Vận hàng cửa hàng thực phẩm sạch

3. Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch

3.1. Đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm

Ác mộng của người tiêu dùng Việt hiện nay mang tên thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn. Do đó, để thu hút khách hàng, cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành thì cần tạo sự uy tín bằng cách tìm kiếm nguồn hàng xuất xứ rõ ràng.

Để phân phối tới tay người tiêu dùng thực phẩm tươi ngon, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh từ khâu nuôi trồng, chế biến đến vận chuyển đòi hỏi cửa hàng cần có sự hợp tác toàn diện và lâu dài với nhiều đơn vị, hợp tác xã chuyên cung cấp thực phẩm sạch và quá trình vận chuyển, bảo quản cần được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn.

3.2. Đa dạng nguồn thực phẩm sạch

Thực phẩm tươi ngon, chất lượng nhất là điều mà cửa hàng cần phải cam kết để mang đến giá trị cao nhất cho khách hàng. Ngoài việc cung cấp thực phẩm nội địa đạt các tiêu chí đầu vào khắt khe như rau hữu cơ, hoa quả, thịt hay nông sản cá, tôm được nuôi bằng phương pháp tự nhiên, không dùng chất bảo quản thì cũng nên có thực phẩm đặc sản vùng miền an toàn.

Kinh doanh đa dạng nguồn thực phẩm

Kinh doanh đa dạng nguồn thực phẩm sạch

Đa dạng nguồn thực phẩm bằng cách nhập các loại thực phẩm nhập khẩu như chủng loại thịt heo, bò, gia cầm tươi ngon, chất lượng từ nhiều quốc gia hàng đầu thế giới như Mỹ, Australian, Pháp, Đan Mạch, Đức, Argentina, Tây Ban Nha, Ba Lan.

3.3. Tạo sự tin tưởng cho khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố quyết định sự thành công của cửa hàng. Một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thành công luôn đi cùng với lượng khách hàng quen và ổn định. Để khách hàng tin tưởng, quay lại mua hàng và quan trọng hơn là giới thiệu, nói tốt về cửa hàng của mình, bạn cần hiểu khách hàng cần gì, họ muốn gì. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách lưu lại các thông tin như tên, địa chỉ, nhu cầu, nghề nghiệp, sở thích,… của họ để tiện việc chăm sóc và hiểu rõ khách hơn. Khi biết một khách hàng có sở thích như thế nào, thường mua loại mặt hàng gì, bạn sẽ dễ dàng tư vấn và giới thiệu sản phẩm mới đến họ.

3.4. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 

Kinh doanh thực phẩm sạch đòi hỏi việc sản phẩm phải giữ được độ tươi ngon, mà để làm được điều này, các mặt hàng rau củ quả cần phải được nhập/xuất trong ngày. Khi có quá nhiều thứ phải quản lý ở cửa hàng như nhân viên, doanh thu, chi phí hàng ngày, hàng tháng, cộng thêm việc phải quản lý thêm giá nhập, giá bán, thông tin hay số lượng, giá trị sản phẩm trong kho hàng thì dường như công việc quản lý trở nên quá khó.

Với những khó khăn như vậy thì việc tìm ra một giải pháp toàn diện để hỗ trợ bạn giải quyết bài toán quản lý kinh doanh là điều cần thiết cần phải được quan tâm hàng đầu. Việc sử dụng phần mềm quản lý nông sản và thực phẩm chính là giải pháp mà bạn đang tìm kiếm. Công nghệ phần mềm giúp việc bán hàng nhanh chóng, quản lý kho hàng chính xác, dễ dàng kiểm soát được mọi hoạt động của nhân viên kể cả khi bạn không có mặt tại cửa hàng hay báo cáo doanh thu, báo cáo tình hình hoạt động của cửa hàng trực quan, chi tiết.

Nhanh.vn cung cấp phần mềm quản lý bán hàng có đầy đủ tính năng bạn cần để quản lý bán hàng, từ khi bạn mới bắt đầu kinh doanh cho tới khi bạn có chuỗi nhiều cửa hàng lớn, giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, dễ dàng theo dõi, so sánh hiệu quả hoạt động để đưa ra các cách quản lý tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ về việc khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn biết được những lưu ý khi chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch. Chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chủ đề:

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm