TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Cách thực hiện kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cho công ty

2024-04-14

Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng là gì? Tại các công ty/doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng thì sẽ thực hiện hạch toán kế toán như thế nào? Hôm nay, Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới các bạn cách thực hiện kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cho công ty. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Cách thực hiện kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cho công ty

1. Đặc thù của kế toán bán hàng vật liệu xây dựng

1.1 Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng là gì?

Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng là một bộ phận trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực vật liệu xây dựng. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý và ghi chép các nghiệp vụ có liên quan đến bán hàng và tiền – hàng trong khâu bán hàng vật liệu xây dựng. Đồng thời, đây cũng là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Từ đó, giúp họ có thể nắm được tình hình doanh số, tài chính và đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp hơn trong tương lai.

Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng là gì?

Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng là gì?

Một kế toán bán hàng vật liệu xây dựng sẽ bao gồm các công việc chính dưới đây như sau:

Xuất hóa đơn bán hàng

  • Đầu tiên, kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cần kiểm tra, đối chiếu các chứng từ có liên quan đến công việc bán hàng như bảng báo giá, đơn đặt hàng của khách hàng, phiếu xuất kho, hợp đồng bán hàng,… Đồng thời, cũng cần phải lập hóa đơn bán hàng theo đúng quy định của pháp luật đề ra.

Ghi nhận doanh thu bán hàng

  • Kế toán bán hàng cần ghi nhận doanh thu bán hàng theo từng loại vật liệu xây dựng bao gồm:
  • Ghi nhận doanh thu bán hàng vật liệu xây dựng

Tính thuế bán hàng

  • Ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu
  • Ghi nhận các khoản chi phí liên quan đến bán hàng vật liệu xây dựng
  • Quản lý công nợ phải thu vật liệu xây dựng
  • Lập báo cáo liên quan đến bán hàng vật liệu xây dựng

Quản lý công nợ phải thu

  • Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cần theo dõi công nợ phải thu của khách hàng. Qua đó kiểm tra và đối chiếu công nợ phải thu với các chứng từ liên quan. Tiếp đến sẽ là thực hiện các nghiệp vụ thu hồi công nợ phải thu.

Lập báo cáo bán hàng

  • Lập báo cáo doanh thu theo từng loại vật liệu xây dựng đã phân loại và bán ra. Bên cạnh đó, lập báo cáo công nợ phải thu tương ứng và các báo cáo bán hàng khác theo yêu cầu của bộ phận cấp trên đưa ra.

Xem thêm: Cách hạch toán Kế toán xây dựng cơ bản dở dang theo thông tư 200

1.2 Đặc thù của kế toán bán hàng vật liệu xây dựng

Sau khi đã hiểu rõ hơn về kế toán bán hàng vật liệu là gì, chúng ta hãy cùng nhau xem vậy bộ phận này có đặc thù công việc ra sao. Dưới đây là đặc thù của kế toán bán hàng vật liệu xây dựng như sau:

Công việc phức tạp

Đầu tiên, chúng ta phải kể đến đó chính là có công việc phức tạp. Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng sẽ cần phải thực hiện nhiều công việc phức tạp khác nhau chẳng hạn như:

Xử lý các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng vật liệu xây dựng như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng,...

Hạch toán một cách chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến bán hàng vật liệu xây dựng, bao gồm: ghi nhận doanh thu và tính thuế VAT,...

Tính chất chu kỳ

Thứ 2, kế toán bán hàng vật liệu xây dựng có tính chất chu kỳ. Ở đây hiểu đơn giản là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục trong suốt thời gian và quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đòi hỏi kế toán bán hàng cần có khả năng xử lý nghiệp vụ kinh tế một cách chính xác và nhanh chóng.

Đặc thù của kế toán bán hàng vật liệu xây dựng

Đặc thù của kế toán bán hàng vật liệu xây dựng

Tính chất phức tạp

Thứ ba, kế toán bán hàng vật liệu xây dựng có tính chất phức tạp. Vì vậy, công việc này đòi hỏi kế toán cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng về kế toán, thuế hay các nghiệp vụ về bán hàng vật liệu xây dựng.

Dưới đây là những kỹ năng yêu cầu cần có ở một kế toán bán hàng vật liệu xây dựng để có thể thực hiện tốt công việc của mình:

Kỹ năng chuyên môn

  • Trình độ học vấn: Yêu cầu phải tốt nghiệp bằng trung cấp/cao đẳng/đại học với chuyên ngành kế toán, tài chính hoặc kinh tế.
  • Kiến thức chuyên môn: Có đầy đủ kiến thức và nắm vững chắc về các nghiệp vụ kế toán, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây dựng.
  • Kỹ năng tin học: Thành thạo máy tính, tin học văn phòng và các phần mềm kế toán.

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cần có kỹ năng xử lý các chứng từ kế toán, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, quản lý công nợ phải thu cũng như lập báo cáo bán hàng.

Kỹ năng mềm

  • Kế toán bán hàng cũng yêu cầu cần có kỹ năng về giao tiếp, khả năng đàm phán, thuyết phục hay thuyết trình,… để phục vụ tốt cho công việc của mình.
  • Kỹ năng mềm khác: Có đồng thời khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN NỘI BỘ
Setup, chuẩn hóa, tối ưu quy trình
từ kho vận tới kế toán

nhận tư vấn ngay

2. Cách thực hiện kế toán bán hàng vật liệu xây dựng

2.1 Kế toán doanh thu bán vật liệu xây dựng

Kế toán doanh thu bán vật liệu xây dựng

Kế toán doanh thu bán vật liệu xây dựng

Chứng từ sử dụng

  • Các chứng từ sử dụng cho việc kế toán doanh thu bán vật liệu xây dựng ghi chép và theo dõi doanh thu bán hàng của công ty sẽ bao gồm:
  • Hoá đơn GTGT: Đây là chứng từ bán hàng khi doanh nghiệp đó bán hàng tại kho hoặc hàng gửi bán được khách hàng chấp nhận thanh toán và thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết.
  • Phiếu thu: Chứng từ này sẽ là căn cứ khi khách hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho nhân viên bán hàng của công ty để thủ quỹ và kế toán tiến hành thực hiện ghi sổ.
  • Giấy báo có ngân hàng: Là chứng từ sẽ thông báo số tiền mà khách hàng đã chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Tài khoản sử dụng

Một số tài khoản được sử dụng trong kế toán doanh thu bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty như sau:

  • TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
  • TK 511: Doanh thu và thu nhập khác
  • TK 111: Tiền mặt, TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • TK 131: Phải thu khách hàng

Trình tự hạch toán và vận dụng sổ sách

Dưới đây là ví dụ trình tự hạch toán và vận dụng sổ sách mà một kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cần làm như sau:

Ngày 1/3/2024 công ty xuất kho 5 tấn xi măng trắng ốp lát bán cho công ty cổ phần A theo hoá đơn GTGT số 0008590 với tổng giá thanh toán chưa bao gồm thuế là 12.500.000đ, trong đó thuế suất 10%, giá xuất kho 10.000.000đ. Hàng đã giao và bên mua thanh toán bằng chuyển khoản.

Căn cứ vào đơn đặt hàng và hợp đồng đã ký với công ty trước đó, kế toán bán hàng sẽ lập phiếu xuất kho, viết hoá đơn GTGT theo nội dung xuất hàng.

Khi hàng hoá đã xác định tiêu thụ, kế toán bán hàng cần căn cứ vào hoá đơn GTGT để ghi tăng doanh thu, Thuế GTGT phải nộp, tiền gửi ngân hàng căn cứ vào giấy báo có.

  • Nợ TK 112 13.750.000đ
  • Có TK 511 12.500.000đ
  • Có TK 3331 1.250.000đ

Tiếp theo, kế toán bán hàng tiến hành thực hiện các bước vào sổ kế toán:

Căn cứ vào hoá đơn GTGT từ đó, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết bán hàng

  • Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ
  • Sau đó vào sổ cái 511, sổ tiền gửi ngân hàng
  • Sau đó kế toán vào sổ kế toán

Đọc thêm: Dịch vụ kế toán là gì? 5 công việc của kế toán dịch vụ phải biết

2.2 Các khoản giảm trừ doanh thu tại doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng

Các khoản giảm trừ doanh thu tại doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng

Các khoản giảm trừ doanh thu tại doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại được hiểu là khoản giảm giá mà người bán dành cho người mua khi họ mua hàng với số lượng lớn hoặc điều kiện thanh toán trước hạn. Hiện nay chiết khấu thương mại được xem là chiến lược kinh doanh hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để có thể thu hút được khách hàng. Và tùy vào số lượng mua được công ty quy định thì sẽ áp dụng với các mức chiết khấu tương ứng.

Kế toán hàng bán bị trả lại

Chứng từ sử dụng

  • Các chứng từ liên quan khi xảy ra nghiệp vụ hàng bán bị trả lại mà kế toán cần sử dụng:
  • Hoá đơn GTGT ( do bên mua xuất )
  • Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại có xác nhận của hai bên

Tài khoản sử dụng:

  • TK 531: Hàng bán bị trả lại
  • TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
  • TK 111: Tiền mặt, TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • TK 131: Phải thu khách hàng

Trình tự hạch toán

Hàng bán bị trả lại có thể do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như: hàng kém chất lượng, vi phạm cam kết, không đúng với chủng loại và quy cách đóng gói,….Khi đó khách hàng sẽ thông báo và yêu cầu cho công ty về số hàng bị trả lại. Lúc này, kế toán tiến hành thực hiện lập biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại có xác nhận của 2 bên người bán và mua.

Khi nhận được hoá đơn GTGT do người mua lập gửi, kế toán tiến hành ghi tăng TK 531 theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi giảm số thuế GTGT phải nộp của số hàng bị trả lại, giảm tiền hoặc giảm khoản phải thu :

  • Nợ TK 531: Giá trị hàng bán bị trả lại
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT tương ứng của hàng bán bị trả lại
  • Có TK 111, 112, 131

Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần.

  • Nợ TK 511: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại
  • Có Tk 531: Giá trị hàng bán bị trả lại

Ngày nay, thị trường cạnh tranh khốc liệt và có rất nhiều đơn vị cung cấp về vật liệu xây dựng. Chính vì vậy, để không mất khách hàng quen thuộc lâu năm cũng như thu hút những khách hàng mới khiến cho doanh thu thực tế bị giảm thì mỗi công ty cần phải luôn thận trọng trong công tác quản lý, kiểm tra hàng hóa. Có như vậy mới tránh được các tình trạng trả lại hàng, gây ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động của công ty.

Sổ kế toán: Căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái 511,131….

Tham khảo: 8 nghiệp vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Kế toán giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách, lạc hậu thị hiếu….Khi đó khách hàng không trả lại mà chấp nhận mua nhưng yêu cầu giảm giá, khách hàng sẽ gửi giấy yêu cầu giảm giá tới công ty, công ty xác nhận lập hoá đơn GTGT điều chỉnh và ghi tăng TK 532, giảm thuế GTGT phải nộp, giảm tiền hoặc giảm khoản phải thu khách hàng cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Trình tự hạch toán trình bày tương tự như kế toán hàng bán bị trả lại.

Kế toán giá vốn hàng bán

Chứng từ sử dụng:

  • Phiếu nhập kho
  • Phiếu xuất kho

Tài khoản sử dụng

  • TK 632: Giá vốn hàng bán
  • TK 156: Hàng hoá
  • TK 157: Hàng gửi bán

Trình tự hạch toán và vận dụng sổ kế toán

Ngoài ra với trường hợp hàng bán bị trả lại:

Nếu hàng chưa về nhập kho, kế toán ghi:

  • Nợ TK 157
  • Có TK 632

Sau khi hàng về nhập kho

  • Nợ TK 156
  • Có TK 157

Nếu hàng về nhập kho ngay:

  • Nợ TK 156
  • Có TK 632

Trên đây là bài viết chia sẻ cách thực hiện kế toán bán hàng vật liệu xây dựng cho công ty. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp các doanh nghiệp bán hàng vật liệu xây dựng có thể thực hiện nghiệp vụ kế toán một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm